Việc mua đất nền dự án luôn có một sức hút không nhỏ với những nhà đầu
tư nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro nếu người mua thiếu kinh nghiệm ở lĩnh vực
này. Liệu mua đất dự án có an toàn không? Cần lưu ý những gì khi mua đất nền và
những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư vào lĩnh vực này là gì? Bài viết dưới
đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng liên quan đến đất nền dự án.
1. Tiềm
năng của thị trường đất nền dự án
Dịch bệnh Covid-19 vừa qua khiến thị
trường mua bán bất động sản bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, đất nền dự
án vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Bởi tâm lý ăn chắc mặc bền
của người dân Việt Nam. Theo đánh giá của những chuyên gia bất động
sản cho hay, giá trị đất đai luôn tăng theo thời gian. Nhất là những khoản lợi
nhuận đột biến mà đất nền mang lại cho nhà đầu tư những năm gần là minh chứng
rõ nhất. Có nơi, giá đất nền dự án tăng gấp 2 gấp 3 lần trong thời gian ngắn.
Nhờ có sự tác động mạnh mẽ của quy hoạch đô thị, đầu tư hạ tầng giao thông ở
các địa phương.
Vì sự hấp dẫn của đất nền dự án, đặc
biệt ở những nơi có hiện tượng sốt nóng dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh. Đất nền
dự án cơ ưu thế mạnh nhất là giá rẻ và có khả năng sinh lời trong tương lai rất
cao nếu người đầu tư biết nắm bắt thời điểm. Tuy nhiên, bất cứ việc đầu tư nào
cũng sẽ có một xác suất rủi ro nhất định. Nhất là tình trạng lừa đảo, vẽ dự án
ma, câu khách diễn ra thường xuyên của một nhóm đối tượng. Mục đích là để trục lợi của những người nhẹ dạ cả tin.
Vì thế, khi giao dịch mua bán đất nền, nhà đầu tư cần rất thận trọng. Phải tìm
hiểu kỹ thông tin và lưu ý đến những hiện tượng có dấu hiệu lừa bán đất nền.
2. Những
rủi ro nhà đầu tư đất nền dự án có thể gặp phải
Chiếm
dụng tiền đặt cọc đất nền dự án
Gần đây, có không ít những
vụ án về dự án ma trên giấy được vẽ ra để nhằm lôi kéo khách hàng. Có hàng
nghìn người đổ xô tranh giành, bỏ tiền đầu tư vào những dự án không có thật. Điển
hình như vụ việc Địa ốc Alibaba, Công ty Hoàng Kim Land chiếm đoạt tiền cọc của
khách hàng. Họ thường cho môi giới gọi điện thoại mời khách đến địa điểm xem nền
đất. Nhưng trên thực tế, đó là đất quy hoạch dành cho công trình công cộng,
chưa được phê duyệt cho dự án nào. Khi khách hàng tham quan, những nhà môi giới
này sẽ vẽ nên những dự án phân lô với cảnh quan bắt mắt, địa thế đăc địa. Trên
hết, với mức giá vô cùng hấp dẫn, những dự án này dễ khiến nhiều người mắc bẫy.
Họ còn tạo sự chú ý bằng cách tổ chức các buổi ký hợp đồng mua bán. Cho người
tiến vào tìm hiểu, hỏi mua…tạo nên một không khí người bán kẻ mua sôi nổi. Từ
đó gây được thiện cảm với những khách hàng thật sự sắp rơi vào bẫy của họ.
Giả mạo
ngân hàng thanh lý nhà đất
Hiện nay có nhiều cò đất
nghiệp dư tạo ra những quảng cáo bán đất do ngân hàng thanh lý. Thường những lô
đất do ngân hàng thanh lý sẽ có giá rẻ hơn hẳn thị trường. Hoặc cũng có thể mạo
danh cán bộ ngân hàng này, ngân hàng khác để làm việc, mục đích tạo niềm tin
nơi khách. Cho nên, khi muốn mua một lô đất nền dự án nào, nhà đầu tư cần tìm
hiểu kỹ.
Mạo
danh chủ đầu tư uy tín lừa bán đất nền dự án
Chiêu trò này thì không hiếm trên thị trường. Đã có hàng loạt chủ đầu tư lớn, có uy tín phải lên tiếng về tình trạng bị mạo danh thương hiệu. Cũng có nhiều trường hợp tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức lập website mạo danh công ty để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng. Họ sử dụng trái phép hình ảnh, tài liệu sai lệch về dự án và ghi số điện thoại giả mạo. Thậm chí còn đăng thông tin thay mặt chủ dự án nhận tiện cọc, tiền giữ chỗ. Đưa ra giá bán thấp hơn nhiều mà giá chủ đầu tư dự kiến bán để giăng bẫy những người cả tin, ham rẻ.
Một lô đất nền dự án nhưng bán cho nhiều người
Đây cũng là hình thức lừa
đảo thường thấy. Được sử dụng ở những mảnh đất, ngôi nhà đang đợi làm thủ tục
chuyển đổi, ra sổ, đợi đền bù… Vì chưa có giấy tờ, không thể mua bán qua công
chứng. Cho nên hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng giấy tờ viết tay. Với
một mảnh đất, các đối tượng lừa đảo sẵn sàng viết giấy bán cho bất kì người nào
muốn mua đất giá rẻ. Trớ trêu thay, khi phát hiện bị lừa thì kẻ lừa đảo ôm tiền
chạy mất. Còn người mua ở lại kiện tụng, tranh chấp không ngừng. Không chỉ với
bất động sản chưa có giấy tờ, một số trường hợp nhà đất có giấy tờ chủ quyền
cũng xảy ra tình trạng lừa đảo này.
Lừa
đảo bán nhà đất qua vi bằng
Tại nhiều địa phương, một
số đối tượng cò mồi, lừa đảo đã rao bán những miếng đất phân lô, xen kẹt. Hay
rao bán những căn nhà không đủ điều kiện pháp lý để giao dịch với lời quảng cáo
hấp dẫn “giao dịch có vi bằng do Thừa phát lại lập”. Không ít người mua nhà nhầm
tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực. Họ coi
đó là bằng chứng pháp lý chắc chắn cho việc giao dịch để rồi vớ quả đắng. Đơn cử
như vụ việc chị Liên mua một căn nhà 4 tầng diện tích 25,5m2 tại quận 8,
TP.HCM. Do diện tích nhỏ hơn quy định được tách sổ nên căn nhà của chị phải đứng
chung sổ đỏ với 4 căn nhà khác trên cùng 1 thửa đất. Đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến việc không thể làm hợp đồng công chứng và sang tên đổi chủ được. Và chị
Liên cùng chủ khu đất chỉ ra Văn phòng thừa phát lại trao tiền, lập vi bằng về
việc giao dịch. Yên tâm vì đã có bản vi bằng của thừa phát lại, nhưng cuối
tháng 2/2019, gia đình chị bất ngờ nhận được thông báo là toàn bộ khu nhà bị
ngân hàng siết nợ. Bởi chủ đất đem thế chấp ngân hàng và mất khả năng trả nợ. Đây
là một trường hợp điển hình trong hàng trăm ngàn trường hợp bị lừa khác. Cho
nên, khi thực hiện giao dịch đất qua vi bằng, người mua cần phải thật cẩn trọng.
Giả
khách mua đánh tráo sổ đỏ
Năm 2018, có một trường
hợp cụ thể như sau: vì cần tiền nên ông Tư quyết định bán căn nhà đang ở. Sau
khi ông đăng thông tin bán nhà trên các trang mua bán bất động sản, có một số
người đến hỏi mua rồi xin bản sao sổ đỏ với lý do để đem về nghiên cứu. Cũng có
người đến xem nhà và xin xem qua bản chính sổ đỏ nhưng rồi không thấy quay lại.
Đến tháng 10/2018, Công an phường 17, quận Bình Thạnh đến thông báo nhà của ông
đã bị người khác làm thủ tục đăng bộ và hiện công an đang giải quyết. Lúc này
ông mới tá hỏa nhận ra sổ đỏ ông đang giữ lâu nay là giả, còn sổ đỏ thật đã bị
kẻ gian đánh tráo. Thủ đoạn lừa đảo này thường nhằm vào người có nhu cầu bán
nhà đất. Cách thức lừa đảo được tiến hành như sau: Nhóm đối tượng sẽ nhắm đến
các nhà đất có giá trị cao. Sau khi liên hệ và tiếp cận trong vai trò là người
đi xem mua nhà. Tiếp theo, chúng sẽ mượn bản sao sổ đỏ và chụp hình lại để xác
minh thông tin. Rồi nhóm đối tượng này sẽ hình chụp các giấy tờ nhà đất đó làm
giả một bộ hồ sơ. Và nếu chỉ nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được. Cuối
cùng, nhóm này đóng giả khách mua mới, tiếp cận chủ nhà lần hai để tìm cách
đánh tráo hồ sơ nhà đất thật, giả.
Vậy làm thế nào để biết được mua đất dự án có an toàn
không? Vui lòng đón đọc kỳ sau của bài viết.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi - LINK & PARTNERS LAW FIRM