Luatsudiaoc.com-
Các nhân tổ chức có nhu cầu tách thửa tùy vào từng mục đích khác nhau, cần quan
tâm tới những quy định của pháp luật về điều kiện, diện tích tối thiểu, hồ sơ,
thủ tục…Sau đây Luật sư địa ốc xin giới thiệu quy định cụ thể của pháp luật đối
với thủ tục tách thửa trên địa bàn TP.HCM.
>> Thủ tục mua bán nhà đất
>> Các dịch vụ của Luật sư địa ốc
>> Thủ tục mua bán nhà đất
>> Các dịch vụ của Luật sư địa ốc
Tách thửa đối với trường hợp đất ở chưa có nhà.
I. Quy định về tách thửa
1. Điều kiện tách thửa
- Việc tách thửa đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.
- Trường hợp thửa đất khi tách thửa sẽ hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực. Diện tích làm đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác được đưa vào sử dụng chung theo quy hoạch.
Vậy nếu trường hợp sau khi tách thửa có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác, cần có sự đồng ý, phê duyệt của UBND huyện.
2. Về diện tích tối thiểu, chiều rộng
Pháp luật có quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa có sự khác nhau tùy thuộc vào vị trí thửa đất nằm ở khu vực nào, cụ thể:
Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới, diện tích tối thiểu như sau:
A. Đối với các quận thuộc khu vực I (gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú)
i. Đối với trường hợp đất có nhà hiện hữu
- Đối với đường phố có lộ giới ≥ 20 mét: diện tích tối thiểu là 45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét
- Đối với đường phố có lộ giới < 20 mét: diện tích tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét
ii. Đối với trường hợp đất ở chưa có nhà
-Diện tích tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
B. Đối với các quận thuộc khu vực II (gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện được quy hoạch đô thị hóa)
i. Đối với trường hợp đất có nhà hiện hữu
- 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
ii. Đối với trường hợp đất ở chưa có nhà:
-80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét
C. Đối với các huyện thuộc khu vực III (gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ thị trấn hoặc khu vực được quy hoạch đô thị hóa thuộc huyện.)
i. Đối với trường hợp có nhà hiện hữu
- 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.
ii. Đối với trường hợp đất ở chưa có nhà
-120m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 07 mét.
3. Các trường hợp không được tách thửa
- Khu bảo tồn
- Biệt thự theo quy hoạch, biệt thự nhóm 1, 2; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch được duyệt
- Vị trí nhà, đất đã có thông báo thu hồi đất
1. Hồ sơ cần thiết
-Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
-Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
(Cơ quan đăng ký đất đai không được yêu cầu nộp thêm giấy tờ khác ngoài 2 loại giấy tờ trên)_Điều 11 TT 24/2014
2. Trình tự thủ tục
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3.Thời hạn giải quyết:
Không quá 20 ngày.
4. Cơ quan giải quyết:
Văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất
5. Các loại thuế phí
Thuế thu nhập cá nhân: 2% (Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa các thành viên trong gia đình với nhau được miễn thuế)
Lệ phí trước bạ: 0,5% (trừ trường hợp nhận thừa kế hoặc tặng cho giữa các thành viên trong gia đình với nhau được miễn thuế)
Lệ phí địa chính: không quá 100 nghìn đồng
Cơ sở pháp lý:
LUậT ĐẤT ĐAI 2013
[...]
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức
đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp
chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối
thiểu được tách thửa đối với đất ở.
....
NGHỊ ĐỊNH
43/2014/ND-CP HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI
Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện
tách thửa hoặc hợp thửa đất
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các
công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người
sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ
liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để
trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa
đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia
tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn,
kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền)
thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị
định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào
Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần
diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động
vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi
Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất
thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất
đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các
công việc sau:
a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở
dữ liệu đất đai;
b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho
người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp
hồ sơ tại cấp xã.
Điều 60. Nộp hồ sơ và trả kết quả thực
hiện thủ tục hành chính về đất đai
Cơ quan tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với
đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi
chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại
Việt Nam.
Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về
đất đai
2.
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi,
cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
đ) Tách thửa, hợp thửa
đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản
lý là không quá 20 ngày;
THÔNG TƯ SỐ
24/2014/TT-BTNMT QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
Căn cứ Khoản 11 Điều 9 và Điều 11
Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản
gắn liền với đất
11.
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất:
a)
Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
b)
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Điều 11. Việc nộp giấy
tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 9 và 10 của Thông tư này.
2. Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
a) Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
b) Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
c) Nộp bản chính giấy tờ.
3. Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định của Thông tư này; trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
4. Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
a) Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
b) Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
c) Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).
QUYẾT ĐỊNH Số: 33/2014/QĐ-UBND
CỦA UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUY ĐỊNH VỀ DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA
Điều 3. Những quy định cụ thể
1. Đối với đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị:
a) Các trường hợp không được tách thửa:
- Khu vực bảo tồn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố
phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định pháp luật;
- Các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý
theo quy hoạch; biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước; biệt thự thuộc nhóm 1 và 2 theo
quy định tại Thông tư số 38/2009/TT-BXD ngày 08 tháng 12 năm 2009 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị; biệt
thự thuộc dự án đã quy hoạch; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất,
cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch được duyệt. Trường hợp quy
hoạch này không còn phù hợp, phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo quy định
pháp luật trước khi thực hiện tách thửa, việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo
quy hoạch đã điều chỉnh;
- Trường hợp vị trí nhà, đất ở thuộc khu vực đã có Thông báo
thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
không được tách thửa;
b) Các trường hợp không thuộc quy định tại Điểm a,
Khoản 1, Điều 3 Quyết định này thì được tách thửa, nhưng phải đảm bảo các điều
kiện sau:
- Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ
giới, diện tích tối thiểu như sau:
Khu vực
|
Đất ở
|
|
Đất ở chưa có nhà
(m2)
|
Đất có nhà hiện hữu
(m2)
|
|
Khu vực 1: gồm
các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình,
Tân Phú.
|
50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không
nhỏ hơn 04 mét.
|
45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không
nhỏ hơn 03 mét tại đường phố có lộ giới ≥ 20 mét; 36m2 và chiều
rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét tại đường phố có lộ giới < 20
mét.
|
Khu vực 2: gồm
các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện được quy hoạch
đô thị hóa.
|
80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không
nhỏ hơn 05 mét.
|
50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không
nhỏ hơn 04 mét.
|
Khu vực 3: gồm
các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ thị trấn hoặc
khu vực được quy hoạch đô thị hóa thuộc huyện.
|
120m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất
không nhỏ hơn 07 mét.
|
80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không
nhỏ hơn 05 mét.
|
- Đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.
- Trường hợp thửa đất khi tách thửa sẽ hình thành đường giao
thông và hạ tầng kỹ thuật khác, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm hướng
dẫn thực hiện đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực. Diện tích làm
đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác được đưa vào sử dụng chung theo quy hoạch.
0 comments:
Post a Comment